Xsmt Thứ 3

Giọng cậu Mười ôn tồn trước lúc xuống h&# 789bet

【789bet】Trong nắng xuân reo

Giọng cậu Mười ôn tồn trước lúc xuống hầm,ắngxuâ789bet nơi chỉ được mấy đôi giường nằm dành cho đối tượng ưu tiên. Trà nhoẻn cười, để lộ hai đồng điếu duyên hết sức. Cậu cứ nghỉ cho khỏe. Con còn trẻ, lo gì. Nói rồi cô ấn nhẹ vai cậu Mười trước miệng cầu thang, còn mình lỉnh kỉnh ba lô, túi nhỏ túi lớn đi về phía mũi tàu chỉ còn lác đác vài ba chỗ trống.

Trong nắng xuân reo - Truyện ngắn dự thi của Hiền Dương (Sóc Trăng) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

H.M

Chuyến tàu cuối năm xôn xao và đông chật hơn thường lệ. Nếu không phải được tháp tùng cùng cậu Mười ra thăm và chúc tết đồng đội ngày cũ, thì chắc gì Trà được một chỗ trên tàu. Nên không nằm khoang hay ngồi gần lái tránh say sóng cũng chẳng sao, tuổi trẻ cô phóng viên đã lưng tưng trên xe máy đi dọc khắp nước non này, một chút xô đập giữa trùng khơi không dễ làm Trà mệt được.

Tàu chầm chậm tách bến. Càng về phía nước sâu biển càng xanh. Sáng này từ đất liền cập cảng Bãi Vòng để chờ nối chuyến ra Thổ Chu, cậu Mười biểu, hờ may là gió vừa hạ cấp nên mới ra khơi được. Chứ như mấy bữa trước sóng đánh bầm bập là thua. Trà ngẩn người, vậy nếu một hai ngày nữa biển không êm, người ở đảo làm sao mà về kịp tết?

Nhớ lại cuộc đời binh nghiệp mấy chục năm, đếm số lần về bờ ăn tết với gia đình chỉ bằng mấy đầu ngón tay ít ỏi, cậu Mười vỗ vai Trà, gương mặt đầy bao dung: Thì vậy thôi con ạ! Dù thủ trưởng ký phép cũng phải chờ trời.

Giờ nghỉ hưu rồi nhưng thi thoảng nhớ đảo quá cậu Mười lại khăn gói ngồi tàu lớn tàu nhỏ gần chục tiếng đồng hồ về nơi mình gắn bó thuở xưa. Với người đàn ông tóc đã hoa râm, rẻo đất nhỏ giữa trùng khơi biên viễn Tây Nam từ lâu đã trở thành máu thịt. Mỗi lần nghe ai nhắc hòn, kể đảo là đôi mắt mờ sương của cậu Mười như vụt sáng lên. Cậu cười sảng khoái biểu: Tao ra đó từ hồi bây còn trong bụng mẹ.

Đợt này má điện về biểu Trà và cả gia đình cậu sắp xếp qua bển du lịch. Giọng má rỉ rả, em bao hết, giờ anh nghỉ hưu, việc xuất ngoại đâu cần phép tắc nữa đâu mà. Cậu ậm ừ khi thấy vợ chồng anh Lý cũng muốn đi. Nhất là thằng Cưng, đứa cháu đích tôn của cậu vừa nghe đến tháp "Ép-phen" thì đã nhảy cẫng lên vì sung sướng.

Làm xong giấy tờ, mua mấy cái vé, cậu biểu mợ đi cùng các con cho biết đó biết đây. Cậu ở nhà còn hương khói mồ mả. Tết nhứt ai đâu để nhà cửa lạnh tanh đành. Bữa tiễn người ra sân bay, mợ cầm tay Trà hỏi gạn chứ bây không qua thăm má thiệt sao. Trà cười cười, để cậu ở nhà một mình buồn chết.

Từ hồi ba mất, má đi thêm bước nữa rồi định cư tận trời Âu xa tít. Giữa Trà với má, dù gọi điện thấy mặt hàng bữa, nhưng trong sâu thẳm tình cảm vẫn như có một khoảng cách khó lòng lấp đầy. Trà lớn lên trong tình thương của ngoại và cậu, lâu dần trở thành thói quen. Mà từ hồi ngoại đi xa, những dấu yêu ủ ấm trong Trà chừng như vơi một nửa.

Chiều ấy, Trà đang tha thẩn chùi bóng bộ lư đồng thì cậu hỏi: Bây ra đảo thăm hòn với cậu không?

*

Ngày Trà cùng đoàn thực tế sáng tác đến hòn và lần đầu gặp Sơn tính đến nay đã tròn nửa năm. Đến giờ Trà vẫn nhớ như in hình ảnh người thanh niên có lẽ ngày thường cương nghị và rắn rỏi lắm đây, nhưng khi đứng trước mình lại có phần vụng về, lúng túng. Mấy ngày trước Sơn nhắn: Đợt này lại nhường phép tết cho anh em ở xa. Nhớ nồi thịt má kho, thèm một nhánh mai vàng bung sắc quá Trà ạ.

Trà nhìn xuống, chậu mai nhỏ trổ những lá non màu nâu đỏ nằm trong lòng vẫn còn nguyên vẹn. Dưới nách lá những nụ xanh mọc thành từng chùm. Trong khoang, một đứa trẻ vừa nôn. Không gian đặc quánh mùi chua khẳm. Người phụ nữ ngồi cạnh Trà gương mặt gầy xanh, đầu tóc rũ rượi sau những cú nhồi sóng do va đạp, vừa cầm túi ni lông vừa vỗ lưng đứa con gái chừng bảy tám tuổi, luôn miệng: Ngại quá, bé nhà chị lần đầu đi tàu. Chị đưa nó ra thăm ba, cả năm trời hai cha con có gặp mặt nhau đâu mà Tết này ảnh không hứa chắc.

Trà đáp lời bằng ánh mắt thấu hiểu. Mở túi xách, cô lấy ra một chai dầu gió đưa cho người đàn bà. Từ đây nhìn ra mặt biển chỉ gợn sóng lăn tăn mà chiếc tàu dầu chở một trăm sáu chục con người cứ trồi lên thụp xuống.

Quanh Trà, những tấm áo xanh trong một chặng đường quá dài ngả người gà gật. Những gương mặt mới và những người vừa hết phép phải trở về đơn vị trước mùa xuân. Cậu Mười vẫn thường khen họ luôn. Trẻ mà đã biền biệt nơi đảo nhỏ vùng biên làm nhiệm vụ thế này thì phải nghị lực lắm. Bây coi, ở đất liền mình giờ đâu thiếu thứ gì.

Nhớ lần trước ra hòn, cũng những mười tám đôi mươi thế này bắt chuyện làm quen với cô. Từ hồi tụi em ra, chị Trà là người con gái đầu tiên đặt chân lên hòn đấy. Chị Trà uống nước dừa nhé. Dừa ở hòn nhiều mà ngọt không đâu bằng. Liền sau đó những bóng lưng cơ bắp vạm vỡ, làn da rám nắng như những con sóc thoăn thoát trèo lên những thân dừa cao trật ót. Các bác lớn cười giòn, thôi cứ để bọn trẻ với nhau. Đấy, phải đi để còn có tư liệu hay mà viết.

Trái ngược với sự táo tếu của binh đoàn trẻ, Sơn có vẻ ngoài trầm lắng hơn. Suốt buổi, anh chỉ ngại ngùng quan sát từ xa. Đôi mắt hun hút, cánh mũi cao thanh tú cùng chiếc cằm chẻ sâu trên gương mặt nắng gió, dặm thêm phần già dặn.

Xong màn trà nước, Sơn lúc này mới mạnh dạn đưa Trà đi vòng quanh. Doanh trại là hai dãy nhà cấp bốn đã xuống cấp, trần nhà và vách tường rêu cũ. Sơn hồ hởi: được thế này đã tốt lắm rồi. Chứ như các chú các bác mình trước phải dựng lán tạm dưới gốc cây. Đói ăn cơm với cá khô. Khát dè sẻn từng bi đông nước. Mình bây giờ có hậu cần cấp hết, mỗi tuần. Có điều điện đài và thiết bị không có nên bảo quản thực phẩm hơi khó khăn. Nhưng dần rồi cũng quen thôi, Sơn cười hiền.

Qua khỏi khu nhà là lộ đan hai bên mọc dày những cây điều già, thân nhánh ngoằn ngoèo như một khu vườn địa đàng tuyệt đẹp, nguyên sơ. Con đường dẫn lên đồi, nơi có một hàng mộ vô danh đứng nhìn đàn hải âu sải cánh.

Phóng tầm mắt ra xa là bao la bát ngát một màu xanh. Nhưng nắng gió nhiều quá, bốn bề là biển nước. Giọng Sơn như sóng rì rào. Buồn lắm Trà ơi, điện đóm không, báo chí hiếm, sóng điện thoại chập chờn, nước ngọt phải trữ. Đêm chỉ nằm nghe sóng vỗ, vài tiếng tàu đánh cá xình xịch nhưng xa lắm, ứa nước mắt vì nhớ nhà. Mấy anh em có khi nằm dài ra bãi cát dưới trăng động viên nhau: Cây bàng vuông, cây phong ba sống được thì mình sống được. Tụi Sơn sàn sàn tuổi nhau cả thôi. Mỗi người một tính nết, hoàn cảnh. Phải hòa đồng gần gũi làm bạn xong rồi mới làm đến chỉ huy. Chứ ở nơi mà cái gì cũng thiếu nếu không đoàn kết, yêu thương nhau thì làm sao mà sống được hở Trà.

Không dưng mà sóng mắt Trà cay xè. Trên đường ra bãi đá bằng, chàng trai trẻ hái một cánh hoa bàng vuông trắng hồng cài lên tóc cô phóng viên. Nụ cười Sơn trong veo: Đặc sản của đảo xa xứ mình đấy.

Ngồi trên hòn đá tảng dưới táng rừng nhìn những con nha bàng bò quanh hốc đá, Sơn bảo: Hòn nhỏ lắm, Trà à. Chỉ một ngàn thước vuông nhưng là rừng là đất. Là mênh mông biển, bao la trời. Trà ơi, là máu xương cả đấy. Trà nhìn thấy không, bốn bên đều là đường biên. Hòn như tấm khiên trấn giữ phía đông bắc đảo. Mất hòn, đảo sẽ mất đường liên lạc với đất liền.

Hồi mới ra trường hai năm trước, lúc trên điều công tác, Sơn cũng lo, Trà ạ. Nhưng mình không đi thì ai sẽ đi đây. Nỗi buồn cũng là một phần của đời sống này. Nhưng trong buồn là niềm tự hào lớn lắm. Đứng ở nơi non cao biển sâu, mình càng thấy yêu quê hương và đất nước mình. Nhưng Trà đừng viết về Sơn. Hãy viết về họ kia. Họ sẵn sàng từ bỏ hết tiện nghi. Họ gan dạ và dũng cảm. Mà vẫn hồn nhiên quá phải không Trà?

Trà nhìn qua bên kia bờ cát, giữa từng cơn sóng nối tiếp là những tiếng hò reo của biệt đội áo xanh. Chị Trà cười lên đi. Anh Sơn của tụi em thích chị Trà cười lắm. Trà đỏ ửng mặt. May là cô đang đi dưới hoàng hôn.

Vậy đó, mà thời giờ trôi qua thật mau. Hồi chia tay, ai đó hỏi, rồi đã trao đổi số điện thoại với nhau chưa. Sơn gãi đầu, ừ nhỉ. Trong thời khắc gấp gút, sự cuống quýt khiến Sơn quên béng số điện thoại chính mình.

Trà kín đáo cười, nhặt lấy "cục gạch" nhỏ của chàng trai trẻ bấm số của cô. Sơn chạy biến đi. Trời ơi, ở gốc cây sồi này không có sóng.

Khi Sơn trở lại, cả đoàn đã lững thững ra tàu. Một màu tím sẫm nhuộm biển đến tận chân trời hút mắt. Chàng trai trẻ lúc này bối rối. Sao Sơn không nhớ cắt cho Trà một nhánh bằng lăng? Phải làm sao đây? Tệ quá. Tàu đến đón kia rồi. Hẹn Trà một dịp nào đó. Biết là bao giờ đây? Trà ơi, rồi Trà sẽ trở lại hòn chứ?

*

Trà mở mắt lần nữa và nhìn thấy lao nhao người từ cầu cảng đứng chờ. Điện thoại có sóng trở lại, vài thông báo leng reng, trong số đó có một dòng tin nhắn: Hôm nay hòn đón tân binh, ước gì có Trà trên chuyến tàu số 9. Trà bất giác mỉm cười.

Buổi sáng hôm ấy, trên chiếc CQ rẽ sóng ra hòn, ngoài những chiếc mũ nồi xanh đồng phục chỉnh tề, người ta còn nhìn thấy một tà áo dài màu cỏ non tha thướt. Trên tay người con gái, có một nụ mai nhỏ đã bung nở thành đóa hoa vàng rực rỡ trong nắng xuân reo.

Trong nắng xuân reo - Truyện ngắn dự thi của Hiền Dương (Sóc Trăng) - Ảnh 2.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap