Ngày 22.10,ụcưdânkhátnướcsạchHàNộikiểmtraviệcxâytrạmcấpnướwindy Văn phòng UBND TP.Hà Nội cho biết, tại khu đô thị Thanh Hà, chất lượng nước sạch không đảm bảo dẫn đến việc dừng hoạt động trạm cấp nước cục bộ.
Theo kết quả điều tiết nguồn cấp về bổ sung cho khu đô thị, Công ty cổ phần nước mặt Sông Đuống (Công ty Sông Đuống) đã phối hợp với Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội (Công ty nước sạch Hà Nội), Công ty cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông (Công ty nước sạch Hà Đông) để cấp nguồn cho khu đô thị Thanh Hà.
Khu đô thị Thanh Hà nằm cuối nguồn của hệ thống nước mặt sông Đuống, với đường ống truyền tải từ nhà máy về là hơn 40 km. Về lâu dài, khu đô thị Thanh Hà với nhu cầu sử dụng nước khoảng 27.500 m3/ngày sẽ được cấp nước khi nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II với công suất lên 600.000 m3/ngày và nhà máy nước mặt Xuân Mai công suất 300.000 m3/ngày hoàn thành.
Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt, các nguồn bổ sung như trên chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, Hà Nội chỉ đạo Công ty Sông Đuống tiếp tục phối hợp với Công ty nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty nước sạch Hà Đông để điều tiết tối đa nguồn cấp cho khu đô thị Thanh Hà.
Thành phố đã cho phép Công ty Sông Đuống bổ sung đoạn tuyến D700 trên địa bàn Q.Hoàng Mai (Hà Nội) để bổ sung khối lượng và tăng áp lực nước cho khu vực cuối nguồn, thuộc địa bàn các huyện phía nam Hà Nội.
Thành phố cũng giao Công ty nước sạch Hà Nội tăng nguồn nước ngầm để điều tiết nguồn sông Đuống cho khu đô thị Thanh Hà; Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà tăng tối đa công suất cấp nước đảm bảo cấp nguồn cho TP.Hà Nội. UBND H.Thanh Oai, UBND Q.Hà Đông (Hà Nội) cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch tại khu đô thị Thanh Hà.
Đối với Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà (đơn vị trực tiếp cung cấp nước sạch cho khu đô thị Thanh Hà), cần xây dựng giải pháp khắc phục đảm bảo cấp nước ổn định cho người dân. Trong đó, xác định rõ tổng nhu cầu sử dụng nước, sản lượng tự khai thác từ trạm cấp nước ngầm, sản lượng cần bổ sung từ hệ thống cấp nước tập trung; thời gian cần hỗ trợ; điều tiết nguồn cấp trong khu vực dự án.
Đồng thời, khẩn trương cải tạo trạm cấp nước cục bộ trong khu đô thị Thanh Hà đảm bảo công suất đã được chấp thuận với chất lượng nước theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế (thay thế QCVN 01:2009/BYT).
Đối với Công ty Sông Đuống, cần triển khai xây dựng trạm tăng áp cục bộ trên đường 70 để điều tiết tăng lượng cấp cho khu vực Q.Hà Đông và khu đô thị Thanh Hà.
Sở Xây dựng Hà Nội có trách nhiệm tiếp tục đôn đốc các đơn vị phối hợp tăng nguồn cung và điều tiết, tiết giảm nguồn cấp từ nguồn sông Đuống, sông Đà cho Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty cổ phần Viwaco để bổ sung nguồn cấp cho Công ty nước sạch Hà Đông điều phối cấp về khu đô thị. Đồng thời, thành lập, chỉ đạo tổ công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại khu đô thị Thanh Hà và xử lý vi phạm nếu có.
Từ đầu tháng 10 đến nay, hàng nghìn cư dân ở khu đô thị Thanh Hà gặp phải cơn khủng hoảng về nước sạch. Có thời điểm, nước cấp gây dị ứng, ảnh hưởng sức khỏe; sau đó là tình trạng mất nước kéo dài khiến đời sống người dân đảo lộn, khốn đốn.
Sau chỉ đạo của Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng ngày 18.10, sản lượng nước sạch cung cấp cho Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà đã được cải thiện. Tuy nhiên, tối 21.10, ngành y tế H.Thanh Oai đã khuyến cáo cư dân tạm thời không ăn uống trực tiếp nước sạch tại vòi, hệ thống trong khu đô thị Thanh Hà vì kết quả xét nghiệm mẫu nước ngày 12.10 thể hiện nước nhiễm vi khuẩn E.coli.
Do đó, dù khu đô thị Thanh Hà đã được phân phối nước sạch nhưng cư dân vẫn chưa dám sử dụng để ăn uống vì lo ngại chất lượng nước bị ảnh hưởng khi lưu thông qua hệ thống bể chứa của khu đô thị.